- Tại sao ngành Công nghệ sinh học Môi trường luôn hot?
Trong tình hình khoa học và xã hội phát triển không ngừng như hiện nay thì vấn đề môi trường luôn được mọi quốc gia đặc biệt chú trọng. Ở Việt Nam, mỗi khu công nghiệp, mỗi nhà máy sản xuất đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định, thông qua các chỉ số về xử lý nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn. Do đó luôn cần phải có đội ngũ cán bộ có chuyên môn về môi trường để thiết kế, vận hành, giám sát và bảo trì các hệ thống xử lý nói trên.
Hình. Chuyên viên giám sát, lấy mẫu tại hệ thống xử lý nước thải của nhà máy
Đặc biệt, khi xu hướng sống xanh ngày càng lan rộng, các chế phẩm sinh học (thay vì dùng các chất hóa học) được sử dụng ngày càng nhiều để xử lý chất thải trong sản xuất công nghiệp, trong sinh hoạt, chế biến nông lâm thủy sản, xử lý chất thải y tế,… Các chế phẩm này là kết quả nghiên cứu của ngành Công nghệ sinh học Môi trường.
Hình. Nghiên cứu tại các chế phẩm sinh học xử lý ô nhiễm môi trường
Ngoài xử lý môi trường thì các chuyên viên ngành Môi trường còn góp phần cải tạo và phục hồi các hệ sinh thái hoặc những vùng đất bị ô nhiễm. Bằng cách sử dụng các chủng vi sinh vật, thực vật bản địa hoặc biến đổi gen để phân hủy các chất ô nhiễm, kiểm soát và cân bằng hệ sinh thái, loại bỏ chất độc hóa học dioxin sau chiến tranh, xử lý cặn dầu thải trong các sự cố tràn dầu,…
Hình. Nghiên cứu xử lý nước thải bằng thực vật
Hiện nay, năng lực ngành công nghiệp môi trường mới đáp ứng được từ 2% đến 3% nhu cầu xử lý nước thải đô thị; 15% nhu cầu xử lý chất thải rắn; khoảng 14% nhu cầu xử lý chất thải nguy hại; nhiều lĩnh vực tái chế như dầu thải, nhựa phế thải, chất thải điện, điện tử… hầu như chưa phát triển. Theo thống kê, xu hướng đến năm 2025, Môi trường – Xây dựng – Kiến trúc là 1 trong 8 nhóm ngành thu hút nhiều lao động nhất tại TpHCM với khoảng 10.800 người/năm. Bên cạnh đó, với tốc độ công nghiệp hóa vươn lên mạnh mẽ, thì các tỉnh thành khắp cả nước, tiêu biểu như Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Tháp, Cần Thơ,… cũng đang rất thiếu nhân lực ngành Môi trường. Do đó sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học Môi trường, sinh viên có rất nhiều cơ hội làm việc.
- Ngành Công nghệ sinh học Môi trường sẽ học gì?
Tại Đại học Bình Dương, sinh viên ngành Công nghệ sinh học chuyên ngành Môi trường sẽ được đào tạo các nhóm kiến thức chính sau:
- Nhóm 1: Kiến thức nền Công nghệ sinh học: công nghệ vi sinh, hóa học,…
- Nhóm 2: Kỹ thuật xử lý: Thiết kế hệ thống và các kỹ thuật xử lý nước thải, nước cấp, khí thải, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nguy hại,…
- Nhóm 3: Kỹ thuật phân tích: các phân tích hóa học, phân tích vi sinh, mô hình hóa môi trường, phân tích khí thải, nước thải, rác thải, các chỉ số COD/BOD,…
- Nhóm 4: Quản lý: Quy hoạch và quản lý tài nguyên, luật và các chính sách môi trường, quản lý chất thải rắn đô thị, đánh giá tác động môi trường,…
- Nhóm 5: Chuẩn hóa: An toàn lao động, ISO và kiểm toán môi trường, Thống kê và tối ưu hóa môi trường,…
- Sau khi tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại những đâu?
- Trở thành chuyên viên môi trường: thiết kế, giám sát, vận hành các hệ thống xử lý nước thải/khí thải/rác thải tại các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. Đào tạo chuyển giao công nghệ, các dự án hướng dẫn, tập huấn vận hành, bảo dưỡng hệ thống,…
- Làm việc tại các công ty cấp nước, quy hoạch quản lý tài nguyên nước.
- Làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước: đo đạc, thu thập các chỉ tiêu chất lượng môi trường, đánh giá tác động môi trường, cảnh sát môi trường,… Quản lý, giám sát các công ty môi trường,…
- Tư nhân: làm chuyên viên tư vấn môi trường (phân tích và đề xuất phương án xử lý cho khách hàng), nghiên cứu phát triển và kinh doanh các chế phẩm dùng cho môi trường,…
- Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng có chuyên ngành về môi trường.
- Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) tại các trường Đại học trong và ngoài nước.
LIÊN HỆ MS. GIAO ĐỂ ĐĂNG KÝ TUYỂN SINH NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC – CHUYÊN NGÀNH MÔI TRƯỜNG NGAY VÀ XÉT HỌC BỔNG (ZALO: 0984.530.342)